Tháng mười 18, 2024

Các loại cây thân gỗ thích hợp trồng cảnh tại Việt Nam

1. Cây Cần Thăng

Cây gỗ nhỏ, cành và thân nổi u bướu,  phân cành ngang. Vỏ màu trắng xám có  nhiều vết sần, cành có gai, lá kép lông chim với 9 – 11 lá phụ, lá chét hình trái xoan ngược, xanh bóng. Cây mọc rất khỏe cần xén tỉa chồi liên tục để duy trì dáng, chỉ tới khi thấy đất se mặt. Chú ý khi quấn dây vào vỏ, thường xuyên kiểm tra để tháo dây tránh tạo vết trên thân, nếu chơi rễ khi thay chậu cần nâng rễ, tạo rễ nổi cho cây.

Cây cần thăng

Cây Cần Thăng

2. Cây Du   

Cây gỗ nhỏ, vỏ thân màu xám khi trưởng thành bong vỏ. Lá nhỏ hình oval cuống ngắn chóp nhọn, rìa mép có răng cưa, mặt trên xanh lục tươi hơi ráp, mặt dưới xanh nhạt. Cây mọc rất khỏe cần xén tỉa chồi liên tục để duy trì dáng, chỉ tới khi thấy đất se mặt. Chú ý khi quấn dây vào vỏ, thường xuyên kiểm tra để tháo dây tránh tạo vết trên thân, nếu chơi rễ khi thay chậu cần nâng rễ, tạo rễ nổi cho cây.

Cây du cảnh

Cây Du

3. Cây Duối nhám

Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc cây xanh uy tín nhất

Cây bụi, thân sần sùi nhiều u bướu. Vỏ dày màu xám trắng có nhựa mủ và sợi dai. Cành nhiều, dài, sù sì. Lá đơn mọc cánh, hình trái xoan dài, mép gợn sóng có răng cưa, mặt lá nhám, gân nổi ở mặt dưới, lá non màu lục, lá già màu xanh thẫm. Gỗ mềm dễ uốn dáng. Không cắt tỉa, thay chậu vào mùa đông. Không để cây ở chỗ dại nắng, lá sẽ nhỏ và chuyển màu lục vàng. Tưới nước thường xuyên không để đất bị khô.

Cây duối nhám

Cây Duối nhám

4. Cây Đa lá trơn

Cây đa lá trơn

Cây Đa lá trơn

5. Cây Đa lông

Cây gỗ lớn, thân cành có nhiều rễ khí sinh. Cành dài, vỏ màu nâu xám, có nhựa mủ. Lá đơn mọc cánh, lá hình trái xoan ngược, gốc tù tròn, dày bóng, màu xanh ngọc bích, lá ngắn.

Bảo vệ khi cuốn dây, khi bày cây trong nhà cần chọn chỗ ánh sáng, có thể bó đá, cưa cắt cành to để giữ dáng.

Cây gỗ lớn, phân cành nhiều, cành non có lông mịn màu vàng. Lá đơn mọc cách dạng bầu dục, mũi nhọn ở đỉnh gốc lá thuôn nhọn cuống lá ngắn. Lá màu xanh pha trắng, dày có lông, lá kèm có lông màu vàng.

Bảo vệ vỏ khi cuốn dây, không bày cây dưới ánh nắng trực xạ. Khi trồng cây cần lấp đất tạo ụ lần đầu để có bộ rễ đẹp. Có thể bó đá ngâm nước đối với cây.

Cây đa lông

Cây Đa lông

6. Cây Đào

Cây gỗ nhỏ hay cây bụi, thân có nhựa mủ, vỏ thân màu xám vàng. Lá đơn hình mũi giáo, cuống lá ngắn, mọc xen kẽ. Thân màu vàng xám, xám đen có vỏ nhẵn hoặc nứt nẻ, hoa màu hồng hoặc đỏ.

Không để đất bị khô, không để cây phơi nắng quá lâu trong mùa hè, đề phòng nhện đỏ, bệnh chảy gôm chảy nhựa. Cắt sửa cành thường xuyên để tạo khung tán cho đào, tuốt lá và điều khiển sinh trưởng để cây ra hoa.

Cây đào

Cây Đào

7. Cây Găng

Cây thân gỗ dạng leo, vỏ màu xám đen với những tuyến trắng trên vỏ. Cành phân nhiều, cành non màu xám trắng. Lá kép chân vịt, gồm 2 đôi lá chét, lá chét mọc đối nhau, lá chét màu xanh, mặt dưới lá nhạt hơn. Cuống lá dài, dưới gốc cuống có 2 gai kẹp lấy cuống. Cây thân leo nhưng cành giòn và có gai khi uốn cần chú ý,không bày cây chỗ dại nắng, tưới nước thường xuyên, bảo vệ lá cây vào trời đông rét

Cây găng tu hú

Cây Găng tu hú

8. Cây Hoa giấy         

Cây thân gỗ dạng leo, cành nhánh nhiều. Lá đơn mọc cách. Lá hình trái xoan hay thuôn dài, lá xanh, cuống lá có gai cong, hoa có nhiều màu. Không cắt tỉa rễ quá nhiều, tiến hành khi thay chậu hay sau khi ra hoa. Cắt tỉa tạo tán, chồi non lưu ý vì hoa ra ngọn cành. Tưới nước liên tục khi cây ra hoa, sau đó chỉ tới khi đất bị khô và tiến hành tới thúc phân khi cây chuẩn bị ra hoa.

Cây hoa giấy

Cây Hoa giấy

9. Cây Khế

Cây gỗ nhỏ, thân có gờ cạnh, vỏ thân màu xám đen, cây già gốc thân xù xì. Phân cành nhiều, lá đơn. Các lá non mới ra màu tím đỏ. Cành khế giòn khi uốn, cuốn dây cẩn thận. Không cắt tỉa khi cây ra hoa, tưới ẩm thường xuyên, không nên để cây ở những chỗ dãi nắng làm lá nhỏ và vàng lá. Sau khi hết quả cần bón thúc phân ngay.

Cây khế cảnh

Cây Khế

10. Cây Kim quýt

Cây kim quýt  là cây gỗ nhỏ, mọc bụi cao 1 – 3 m, phân cành ngay sát gốc, có gai nhọn hướng lên. Lá mọc kép với 3 lá phụ. Cụm hoa có 1- 3 chiếc, mọc từ nách lá, màu trắng. Quả tròn, đỏ, ăn được và chua. Là loài cây tạo Bonsai rất chậm lớn.

Cây kim quýt  dễ uốn cắt tỉa tạo Kiểng cổ và Bonsai đẹp. Có thể trồng ngoài vườn với những cây to. Với những cây bé có thể làm bonsai rất đẹp vì nó có đặc tính chậm lớn. cây, tạo nhiều dáng và thế khác nhau. Có thể trồng tiểu cảnh, cây bonsai ôm đá.

Cây kim quýt

Cây Kim quýt

11. Cây Lộc vừng

Cây bụi, thân có gai nhọn hướng lên trên, lá kép màu xanh thẫm, là hình trái xoan thuôn ở đầu. Là có mùi thơm khi bị vò. Hoa màu trắng có mùi thơm mọc đơn và mọc chùm ở nách lá. Quả tròn bằng ngón tay, màu đỏ. Lá xanh quanh năm.

Hạn chế cắt tỉa khi cây ra hoa quả, bón thúc phân khi cây ra lộc, hoa. Tưới nước khi thấy đất mặt chậu se mặt

Cây gỗ lớn, thân gốc xùi xì, gỗ mềm, vỏ màu xám đen. Phân cành nhiều, cành mập cong. Lá đơn mọc vòng ở đầu cành, lá hình trứng, mỏng non màu tím già màu xanh lục.

Khi cây rụng lá cần hạn chế tác động vào bộ rễ, bón phân thúc để cây nhanh bật lộc. Có thể bó đá vào gốc và cho nước vào ngâm.

Cây lộc vừng

Cây Lộc vừng

12. Cây Mai chiếu thủy                     

Cây gỗ nhỏ, thân xù xì. Phân cành     nhiều, vỏ màu xám đen có những nốt sần màu vàng trắng. Lá nhỏ mỏng hình trái xoan, mọc đối màu xanh thẫm gần nhưng không có cuống. Hoa màu trắng, mọc cụm, có cuống dài buông chúc xuống. Mai chiếu thuỷ là cây ưa ẩm, nên không để đất trong chậu khô ráo, bày cây chỗ dại nắng, không cắt tỉa khi cây ra hoa. Bảo quản vỏ khi cuốn dây, miền Bắc có thể ghép mai chiếu thủy lên cây thừng mực để có sức sống cao.

Cây mai chiếu thủy

Cây Mai chiếu thủy

13. Cây Me                                        

Cây gỗ nhỏ thường xanh, vỏ thô ráp dày màu xám đen, cành mềm và hơi rủ. Lá kép lông chim, các lá chét nhỏ hình trái xoan dài, các lá hầu như không cuống, lá chét mọc đối. Vỏ mềm cần sử dụng các dây mềm khi giằng cuốn dây, đặt cây tránh ở chổ dãi nắng nhiều ngày sẽ làm lá vàng và rụng lá. Tưới ẩm thường xuyên. Nếu bày cây trong nhà chỉ để dưới 1 tháng, chọn vị trí đặt có ánh sáng phù hợp như ở của sổ.

Cây me

Cây Me

14. Cây Ngâu         

Cây gỗ nhỏ dạng bụi, vỏ xám trắng, cành phân ngang cong queo. Lá kép lông chim với 2 – 3 đôi lá phụ, lá chét đầu tròn gốc thuôn nhọn, màu xanh bóng và nhẵn. Cây ưa ẩm và mát, tưới tán lá thường xuyên, cành giòn khi cuốn dây phải cẩn thận, đề phòng sâu đục thân, mối phá gốc. Để có hoa khi cắt tỉa cần chú ý vì hoa thường ra đầu cành, nếu để tán tròn khi cắt tỉa nên sửa “ rút ” toàn bộ tán cây

Cây ngâu

Cây Ngâu

15. Cây Ô rô xanh

Cây thân cỏ, thân cành nhỏ phân nhánh nhiều, thân vỏ ráp. Lá nhỏ mọc đối, thuôn tù ở đầu, hẹp ở gốc, cuống ngắn, lá màu xanh bóng. Có 3 gai nhỏ trên đầu lá, mặt dưới lá màu nhạt hơn, hoa dạng bông, hoa tự nhỏ màu trắng.

Chú ý khi cắt tỉa cành vì hoa thường mọc ở đầu cành, các cành thường bị chết khô khi thiếu phân, hay quá khô. Không để đất bị khô hay quá ẩm, tưới nước thường xuyên. Không nên bày cây chỗ dại nắng.

Cây ô rô xanh

Cây Ô rô xanh

16. Cây Sanh

Cây thân gỗ, trên thân, cành có sống gờ. Rễ sinh trưởng mạnh, có nhiều rễ khí sinh, thân có nhựa mủ, cành dẻo dễ uốn, vỏ thân màu xám trắng. Lá nhỏ, màu xanh, mặt dưới trắng, quả chín màu vàng (hình 1.16). Là cây ưa nước, không để cây bị khô hạn, cần tháo gỡ các dây cuốn vì cây sinh trưởng nhanh. Cuốn các rễ khí sinh làm thân to hoặc làm cho cành to. phòng trừ sâu bệnh hại lá như: Bọ trĩ, sâu tơ…

Cây xanh cảnh

Cây Sanh

17. Cây Gừa (Si quả nhỏ)

Cây có sức sinh trưởng mạnh, rễ khí, sinh nhiều. Cây gỗ nhỏ, phân cành, nhiều, gỗ mềm, có nhiều nhựa mủ. Vỏ, thân sù sì, rỏ cành non có màu cánh, gián. Lá đơn, hình thuôn rộng, có mũi, nhọn gốc là cuống ngắn, màu xanh lục, đậm, bóng. Rễ phụ nhiều và mọc nhiều, vào mùa mưa. Bảo quản vỏ cây khi cuốn dây, cây mẫn cảm cao với sự thay đổi bất ngờ về độ ẩm, nhiệt độ, có thể làm rụng hết lá. Lợi dụng các rễ phụ để tạo thêm dáng.

Cây gừa

Cây Gừa (Si quả nhỏ)

18. Cây Sung

Cây sung cảnh

Cây Sung cảnh

19. Cây Sứ thái

Cây gỗ, phân cành cao, gốc có u lồi, rễ nổi. Vỏ màu vàng xám, xám trắng, có nhựa mủ. Lá đơn mọc cánh, màu xanh lục nhạt, mềm bóng, nổi lên các mụn nhỏ.Quả nhỏ màu xanh, khi chín vàng đỏ.

Bảo quản vỏ khi cuốn dây, không thay chậu, cắt tỉa lá, cành khi cây ra quả non. Bón thúc phân sau mỗi lần cây ra quả, thông thường bón 4 tháng 1 lần từ xuân sang thu.

Cây thân mọc nước kiểu sa mạc, cây mập thân ngắn, phân cành dài, có mủ trắng vỏ màu xám xanh. Lá tập trung đầu cành nhẵn, xanh bóng, gốc thuôn nhọn theo cuống, đầu mở rộng gần tròn. Hoa màu đỏ tơi, hoa hợp gốc thành phễu. Rễ sinh trưởng mạnh, to mập cuộn khúc màu trắng hay xanh.

Chỉ tưới khi đất ở chậu khô, tưới đủ ẩm, không tưới vào hoa. Bảo vệ vỏ khi cuốn dây. Kiểm tra bộ rễ vì hay bị thối khi đất bí, úng nước. Không cắt tỉa khi sắp có hoa. Nếu giâm cành cần để 1 tuần trong bóng râm để khô nhựa, rồi mới giâm.

Cây sứ thái

Cây Sứ thái

20. Cây Tùng la hán

Cây tùng la hán

Cây Tùng la hán

21. Cây Tùng xà – Bách xà – Ngọa tùng

Cây gỗ nhỏ, gỗ dẻo dể uốn, phân cành ngang chiều. Vỏ mầu xám đen, dễ nứt, lá dài, thuôn mũi giáo, gân giữa rõ, lá màu xanh, không rụng lá.

Tùng rất mẫn cảm với phân hoá học, không thay đất, thay chậu khi có nhiều lộc non mới ra, cây bị úng dễ rụng lá, thường xuyên cắt tỉa giữ dáng cho cây vào mùa mưa.

Cây gỗ, vỏ màu đỏ nhạt, cành tròn hay vuông. Lá cành non hình kim, đầu nhọn màu xanh mốc. Khi già dạng vảy gần giữa lưng lá có tuyến bầu dục mọc gần đối, xếp dày đặc. Cây có dáng đẹp, ưa khí hậu mát.

Không nên bày cây nơi dại nắng, không để đất được khô, thường xuyên xịt tưới cả tán lá. Đề phòng rệp trắng hại tán, bệnh khô cành.

Cây Tùng xà - Bách xà - Ngọa tùng

Cây Tùng xà – Bách xà – Ngọa tùng

22. Cây Tùng tháp – Tùng cối – Duyên tùng

Cây tùng cối - tùng tháp - duyên tùng

Cây tùng cối – Tùng tháp – Duyên tùng

23. Cây Tường vi – Tử Vi tàu

Cây gỗ nhỏ, vỏ màu xám đen hay cánh gián, phân cành nhiều cành tròn hay vuông, cành mọc đứng. Lá cành non hình kim, đầu nhọn màu xanh. Khi già dạng vảy xếp dày đặc. Cây có dáng đẹp hình tháp, tán cành hơi buông rủ.

Không nên dùng kéo cắt các đọt non, trồng cây ở chậu sâu. Khi uốn thân cành dùng dây mền, cành giòn lưu ý khi uốn thân cành.

Cây gỗ nhỏ, phân cành nhánh nhiều, cành non có 4 cạnh, nhẵn màu xám trắng. Lá đơn mọc gần đối, hình trái xoan ngược, màu xanh pha tím, mép lá nhăn nheo. Cành nhỏ giòn. Cụm hoa hình chuỳ ở đầu cành.

Cây ưa khí hậu ẩm mát, tránh bày cây ở những nơi dãi nắng, không để đất ở chậu khô. Không nên cắt ngắn các ngọn cành ra vụ xuân, bảo vệ lá vào mùa đông.

Cây tường vi

Cây Tường vi – Tử Vi tàu

24. Cây Xương cá – Đẻn

Cây có thân đẹp dễ sống nên thường dùng nhiều làm cây dáng thế.

Cây gỗ nhỏ, phân cành cao, vỏ thân mốc trắng, thân gỗ khô cứng như đã chết tạo vẻ già cỗi. Lá kép, các phiếu là mọc đối, một phiến mang 3 lá, lá chét trên cùng có cuống dài.

Bảo vệ vỏ khi quấn dây, cành giòn nên khi uốn cẩn thận. Bảo vệ cây vào mùa đông, nhất là nhiều nơi có sương muối dễ làm rụng lá. Gỗ cây nhìn khô cứng, song lột vỏ, đục đẽo tạo u bướu hang hốc rất nhanh đùn thịt.

Cây xương cá - đẻn

Cây Xương cá – Đẻn

Share:

Những điều thú vị về ý nghĩa phong thủy của cây tùng

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử văn hóa, cây tùng đã trở thành biểu tượng phong thủy tượng trưng cho sức sống vĩnh cửu và tinh thần bất diệt. Thân cây cao vút, lá xanh mướt, cây tùng là một phần quan trọng trong cảnh quan tự nhiên và là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc.

Cùng chúng tôi khám phá vẻ đẹp huyền bí và ý nghĩa phong thủy của cây tùng cũng như cách trồng và cách chăm sóc loài cây này qua bài viết bên dưới nhé.

Đặc điểm của cây tùng phong thủy

Cây tùng, tên khoa học là Araucariaceae, thuộc nhóm thực vật quả nón, ban đầu nguồn gốc của cây là từ New Caledonia Mỹ và hiện diện rải rác tại Nhật Bản, Trung Quốc. Sau khi được du nhập vào Việt Nam, cây tùng thích nghi tốt với khí hậu của đất nước ta và phát triển mạnh mẽ dưới sự chăm sóc nghệ thuật của người yêu cây cảnh.

Loại cây này được phân thành hai nhóm chính: cây tùng cảnh được cắt tỉa và tạo hình nghệ thuật; cây tùng trồng tự nhiên, phục vụ mục đích lấy gỗ và làm cây công trình, có hình dáng chóp nhọn và tán lá cao.

cây tùng
Cây tùng, tên khoa học là Araucariaceae, thuộc nhóm thực vật quả nón

Đặc điểm:

  • Thân cây tùng là thân gỗ thẳng đứng, sống lâu năm, có thể cao lên đến 20m.
  • Cành cây phân bố đều, tạo thành nhiều tán đẹp mắt, có thể uốn dẻo để tạo hình bonsai.
  • Lá cây thuộc họ lá kim, lá mọc sum suê từ gốc đến đỉnh, mang mùi thơm đặc trưng giống lá bạc hà.
  • Một số loại cây tùng có ra hoa và quả, hình dạng chung của quả là hình nón.

Các loại cây tùng và ý nghĩa phong thủy

Cây tùng la hán

Cây tùng la hán còn được biết đến với các tên gọi như vạn niên tùng, sam đất, tùng Nhật hay sam la hán. Cây tùng la hán là biểu tượng của sự trường tồn, vĩnh cửu và bất diệt. Với tuổi thọ lâu năm, cây tùng la hán toát lên vẻ mạnh mẽ và cao quý.

Cây tùng la hán trong phong thủy là biểu tượng của sự may mắn và thịnh vượng. Sức sống bền bỉ với thời gian, chịu được thời tiết khắc nghiệt, cây tùng la hán tượng trưng cho sự phát triển không ngừng và vượt qua mọi khó khăn, mang đến phồn vinh cho cuộc sống. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những người mệnh Thủy và Kim vì có thể mang lại may mắn khi trồng trong nhà.

cây tùng
Cây tùng la hán là biểu tượng của sự trường tồn, vĩnh cửu và bất diệt

Cây tùng thơm

Cây tùng thơm không chỉ có mùi thơm dễ chịu, giúp sảng khoái tinh thần mà còn có tác dụng đuổi muỗi và côn trùng, đặc biệt an toàn cho gia đình có trẻ nhỏ. Được coi là cây mang lại điềm lành và thành công, lá cây tùng thơm có màu xanh tươi, mềm mại, dễ nhận biết và giống cây thông Noel.

Cây tùng thơm là biểu tượng của sự cao quý và thanh lịch theo truyền thống văn hóa và đại diện cho sức mạnh trường sinh, khả năng chống chọi với khó khăn của tự nhiên. Ngoài ra, cây tùng thơm còn được xem là phương tiện đuổi tà ma, đem đến bình yên cho gia chủ. Trong phong thủy, trồng cây tùng thơm mang lại may mắn và thành công, đặc biệt cho những người mệnh Kim và tuổi Thân.

cây tùng
Cây tùng thơm mang lại điềm lành và thành công

Cây tùng bách

Cây tùng bách là loại cây thân gỗ tự nhiên, có chiều cao lên đến 20m. Điểm đặc biệt của cây là cành xếp thành vòng tròn, tạo hình đẹp và cân đối. Mỗi vòng có khoảng 6 nhánh hình nón ngược, lá dày và đẹp.

Theo phong thủy, cây tùng bách tượng trưng cho tiền bạc, tài lộc và thịnh vượng, biểu hiện cho sức sống mạnh mẽ và bền bỉ. Có thể chống chọi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt cũng thể hiện sự dẻo dai và kiên cường của tùng bách.

cây tùng
Cây tùng bách biểu hiện cho sức sống mạnh mẽ và bền bỉ

Cây tùng đen

Hắc tùng có nguồn gốc từ Trung Quốc, thân cây cứng cáp, màu tối và phát triển chậm. Đây là loại cây quý, có giá trị kinh tế cao, thường được sử dụng trong phong thủy và trang trí sân vườn.

Cây tùng đen theo quan điểm phong thủy của người Trung Quốc có thể xua đuổi ma quỷ, trừ tà, cho công việc kinh doanh suôn sẻ và gia đình hạnh phúc. Ngoài ra, cây tùng đen cũng có giá trị dược lý, được sử dụng trong điều trị một số bệnh.

cây tùng
Cây tùng đen thường được sử dụng trong phong thủy và trang trí sân vườn

Cây tùng tháp

Cây tùng tháp, hay tùng kim xà là loại cây được ưa chuộng làm cây trang trí cảnh quan và sân vườn. Hình dáng giống tòa tháp, tán lá mọc sum suê nhọn ở đỉnh, cây tùng tháp chịu được khí hậu lạnh giá.

Được xem như biểu tượng trường thọ, đại diện cho mùa xuân, cây tùng tháp còn mang lại bình yên và an lành theo quan niệm phong thủy của người Trung Quốc. Nó cũng là một trong bốn cây trong bức tranh tứ quý Tùng-Cúc-Trúc-Mai với ý nghĩa đại trượng phu.

cây tùng
Cây tùng tháp có hình dáng giống tòa tháp, tán lá mọc sum suê nhọn ở đỉnh

Cây tùng tuyết mai

Tùng tuyết mai, loại cây quý xuất xứ từ châu Úc, có ba màu chính là hồng phấn, tím và vàng. Tuy nhiên tại Việt Nam chỉ có loại màu hồng phấn. Hoa nhỏ hình chuông và sao, đường kính từ 0,7 – 2cm, hương thơm dịu dàng sảng khoái. Ở miền Bắc, cây nở hoa từ tháng 2 đến tháng 5, thường làm cây trang trí Tết.

Cây tùng tuyết mai tượng trưng cho may mắn và bình an trong phong thủy, mang đến sự phồn vinh và hưng vượng cho gia chủ, là biểu tượng thuận buồm xuôi gió và may mắn.

cây tùng
Cây tùng tuyết mai loài cây dành cho lễ hội, mùa tết

Cây tuyết tùng phong thủy

Tuyết tùng hay tùng tuyết có nguồn gốc từ dãy núi Himalaya ở độ cao trên 1500m. Phần nhánh rộng và phẳng, chồi đa dạng, là loại cây lá kim, màu xanh bạc trắng như tuyết. Cây tuyết tùng được trồng làm cây cảnh mini để bàn.

Ngoài vẻ đẹp lạ mắt, loại cây này được coi là mang lại may mắn và tài lộc theo quan niệm phong thủy. Gỗ tuyết tùng còn được sử dụng trong chế tác vật dụng trang trí cho đền chùa. Cây cũng có ý nghĩa tưởng nhớ và kính trọng đối với người đã khuất khi trồng bên cạnh mộ phần. Tuyết tùng là lựa chọn tốt cho những người mệnh Kim, tuổi Thân để tăng cường may mắn và thuận lợi trong cuộc sống lẫn sự nghiệp.

cây tùng
Cây tuyết tùng thường được trồng làm cây cảnh mini để bàn

Cây tùng cối

Cây tùng cối hay còn gọi là cây duyên tùng có xuất xứ từ Trung Quốc, là loại cây thân gỗ sống lâu năm và giữ màu xanh quanh năm. Thân cây màu nâu vàng, có vết nứt nẻ sần sùi nên nhìn cây có vẻ già cỗi và phong trần. Lá nhỏ và có hương thơm đặc trưng. Cây thường được trồng ở các gia đình quyền quý và giàu có thời xưa.

Cành lá màu xanh đẹp và sang trọng, trồng tùng cối trong nhà sẽ mang lại tài lộc, thịnh vượng và may mắn. Cây càng xum xuê và tươi xanh càng tốt cho sức khỏe và đem đến nhiều phúc lộc.

Về mặt phong thủy, cây tùng cối hợp với mệnh Kim, giúp hạn chế tiêu cực và mang lại may mắn. Đặc biệt hợp với người tuổi Thân, có thể tăng cường may mắn và tài lộc.

cây tùng
Cây tùng cối với thân cây màu nâu vàng, có vết nứt nẻ sần sùi

Cây tùng bách diệp

Cây tùng bách diệp hay cây trắc bá là cây cảnh mini phổ biến để trang trí công viên, sân vườn, đường phố. Với hình dáng đẹp, lá màu xanh mướt, cây tùng bách diệp dễ dàng thu hút mọi ánh nhìn.

Cây tùng bách diệp là cây phong thủy hợp với người tuổi Thân, mệnh Mộc hoặc mệnh Thủy, mang lại may mắn và cải thiện vận khí. Cây tượng trưng cho ý chí kiên cường, giúp gia chủ vươn tới thành công trong sự nghiệp.

cây tùng
Cây tùng bách diệp cải thiện vận khí cho gia chủ

Cây tùng kim cương

Cây tùng kim cương, hay cây tùng nhập khẩu từ Đài Loan, nổi bật với lớp lá non màu xanh bóng và sáng rực, thể hiện sức sống mạnh mẽ.

Đây là biểu tượng của thịnh vượng, sự trường thọ và may mắn, mang lại sức khỏe và bình an cho gia đình. Cây vạn niên tùng kim cương phù hợp với người mang mệnh Thủy, có khả năng hỗ trợ sự nghiệp vững bền và cuộc sống trường thọ, hạnh phúc.

cây tùng
Cây tùng kim cương thể hiện sự mạnh mẽ

Cây tùng sơn

Cây tùng núi hay cây tùng sơn có nguồn gốc từ các vùng châu Á, là cây thân gỗ kích cỡ nhỏ. Là loại cây lá kim nhỏ nhọn và cành lá chi chít, cây tùng sơn thích hợp để trồng trong chậu và làm cây bonsai, trang trí nội thất. Thân cây mềm dẻo, lá kim xanh mướt tạo cảm giác tươi mới.

Cây có ý nghĩa phong thủy đại diện cho sự trường thọ và kiên quyết. Nếu mang mệnh Mộc, trồng sơn tùng trong nhà hoặc ngoài vườn sẽ tăng cường bản mệnh và mang lại may mắn.

cây tùng
Tùng sơn mềm mại thích hợp để bàn

Cây tùng búp

Cây tùng búp với sức sống khỏe mạnh và khả năng thích nghi với nhiều vùng khí hậu thường được trồng làm bonsai và trang trí cảnh quan đô thị.

Cây tùng búp gắn liền với hình ảnh người quân tử, biểu tượng của sự hiên ngang và dũng mãnh. Dù trong điều kiện khắc nghiệt, cây vẫn kiêu ngạo vươn lên. Đồng thời, cây còn tượng trưng cho phúc lộc, trường thọ và sức sống tích cực của con người trong phong thủy.

cây tùng
Cây tùng búp phù hợp với cảnh quan đô thị

Cây tùng xương cá

Cây tùng xương cá có đặc điểm lá mọc như hình xương cá. Thích hợp để tạo dáng bonsai và trang trí tiểu cảnh. Loại cây này được ưa chuộng vì dễ trồng và dễ chăm sóc. Cây tùng xương cá được tin rằng có thể trừ tà, xua đuổi điều xấu, mang lại may mắn, sức khỏe và thịnh vượng.

Theo phong thủy, tùng xương cá tương sinh với người tuổi Thân. Sẽ mang đến sức khỏe, thịnh vượng và tiền tài. Cây hợp mệnh Mộc và cũng hợp với người mệnh Hỏa. Ngày nay, tùng xương cá thường được lựa chọn để trang trí nhà cửa và làm quà tân gia.

cây tùng
Cây tùng xương cá rất dễ trồng

Cây thủy tùng phong thủy

Cây thủy tùng hay còn được gọi là cây thông nước, là loại cây linh hoạt thích ứng. Với nhiều môi trường, phổ biến trong trang trí văn phòng. Sức sống bền bỉ của cây thể hiện ý chí kiên cường và sự không khuất phục trước khó khăn.

Thủy tùng tượng trưng cho sự thanh tao và là biểu tượng của bậc chính nhân quân tử. Ngoài ra, cây còn được xem là mang lại tiền tài và tài lộc cho gia chủ. Thủy tùng với hình dáng thẳng và thanh cao, đại diện cho nét đẹp ngay thẳng. Và thanh khiết, thường được trồng để cầu danh vọng và thịnh vượng.

cây tùng
Cây thủy tùng hay còn gọi là thông nước

Cây tùng bồng lai

Cây tùng bồng lai hay còn được biết đến với tên gọi khác như tùng lá văn trúc. Là loại cây nhỏ, tán lá mọc đều tạo hình vòng cung đẹp mắt. Cây phù hợp để trang trí chậu mini trên bàn làm việc, bàn học, kệ sách hoặc quầy thu ngân.

Tùng bồng lai tượng trưng cho sự kiên cường và bền bỉ. Thúc đẩy mọi người không bao giờ từ bỏ trước khó khăn. Theo quan niệm phong thủy, trồng cây tùng bồng lai trong nhà mang lại vượng khí, tài lộc. Và may mắn cho gia chủ cũng như xua đuổi điều xấu, tạo nên cuộc sống bình an và hạnh phúc.

cây tùng
Cây tùng bồng lai đẹp mắt thích hợp trang trí kệ sách

Cây sa tùng

Cây sa tùng hay còn gọi là cây kim sa tùng, là loài cây thân gỗ lớn. Phổ biến ở các nước châu Á. Do ưa nắng, cây sa tùng thích hợp trồng ở nhiều không gian. Như sân nhà, sân vườn, cổng hoặc ban công. Do đó, cây sa tùng thường được thấy ở nhiều nơi như nhà ở, công ty và văn phòng.

Với khả năng sinh tồn mạnh mẽ, cây sa tùng tượng trưng. Cho khả năng vượt qua mọi khó khăn trong sự nghiệp.

cây tùng
Cây sa tùng hay còn gọi là cây kim sa tùng

Cây tùng đuôi chồn

Tùng đuôi chồn là một loại tùng phổ biến được trồng trong nhà. Được chia thành các loại 2 lá, 3 lá và 5 lá. Trong đó, loại 5 lá quý giá hơn những loại còn lại. Cây này có ý nghĩa mang lại hạnh phúc và may mắn cho người chủ.

Trong phong thủy, cây tùng đuôi chồn là biểu tượng xua đuổi tà ma. Mang lại an yên cho gia đình. Chính vì những ý nghĩa tích cực này, cây tùng đuôi chồn thường được trồng. Làm cây cảnh với hy vọng mang lại sự gia thịnh và khí lành.

cây tùng
Cây tùng đuôi chồn

Công dụng của cây tùng

Cây tùng có nhiều tác dụng như:

  1. Thuốc quý: Nhựa cây tùng già được sử dụng trong y học Trung Hoa. Để chế biến thành dược liệu quý và làm hương liệu mỹ phẩm.
  2. Giá trị kinh tế: Kiểu dáng đẹp và độc đáo của cây tùng tạo ra giá trị kinh tế cao. Có thể bán với giá hàng trăm triệu hoặc cả tỷ đồng.
  3. Làm sạch không khí: Cây tùng giúp làm sạch không khí bằng cách loại bỏ bụi bẩn. Có tác dụng thư giãn và giảm căng thẳng.
  4. Làm quà tặng ý nghĩa trong các dịp khai trương, tân gia hoặc tặng đối tác. Thể hiện sự yêu quý, chân thành và đem lại phúc lộc, may mắn.

Cách trồng và chăm sóc cây tùng

Cách trồng cây tùng

  • Chuẩn bị đất: Sử dụng đất trồng tơi xốp, pha xỉ than đập vụn. Đất vi sinh, đất thịt và phân NPK. Sau đó, trộn đều và đặt vào chậu.
  • Chọn cây và chậu: Bạn nên chọn cây tùng có kích thước thân cây từ cổ tay trở xuống. Để dễ tạo kiểu và uốn nắn. Bứng cây nên đánh vòng hình bầu để tránh đứt quá nhiều rễ. Đặt cây vào chậu và vun đất xung quanh.
  • Tưới nước ngập gốc và để thoát hết nước. Sau đó, bạn đặt cây vào nơi mát mẻ.
  • Chăm sóc: Trong 1-2 ngày, tưới phun sương một lần để giữ độ ẩm cho cây.

Chăm sóc cây tùng

  • Đất trồng: Lựa chọn đất tơi xốp, thoát nước nhanh. Trộn xơ dừa hoặc xỉ than vào đất để tăng cường độ tơi xốp.
  • Nước: Cây tùng ưa ẩm, nhưng không nên tưới quá nhiều. Bạn chỉ nên tưới phun sương 2-3 ngày một lần, chủ yếu làm ẩm ở gốc và phun lên lá.
  • Ánh sáng: Cây tùng văn phòng cần được đưa ra hứng nắng 1 tuần. Một lần vào buổi sáng từ 8h-9h30. Nên tránh để cây dưới ánh nắng trực tiếp quá lâu.
  • Nhiệt độ: Đặt cây tùng ở vị trí thông thoáng, tránh ánh nắng nóng trực tiếp.
  • Sâu bệnh: Kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện mốc rễ, rệp trắng lá. Cắt tỉa cành bị nhiễm bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp. Đưa cây ra ngoài ánh sáng để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và rệp.

CÔNG TY MIỀN NAM

Trên đây là những thông tin về các loại cây tùng và ý nghĩa phong thủy của từng loại. Hy vọng qua bài viết chúng tôi đã chia sẻ bạn sẽ hiểu thêm. Về cây tùng và biết được cách trồng cũng như cách chăm sóc tốt cho loại cây phong thủy mang tài lộc này nhé.

Nếu bạn muốn tìm kiếm thông tin về cây cảnh, muốn tìm hiểu thêm. Về cách chăm sóc cây cảnh hoặc sân vườn, hãy truy cập trang web của chúng tôi. Chúng tôi cung cấp nhiều thông tin hữu ích và chất lượng về thế giới cây cảnh. Nếu bạn đang tìm kiếm các dụng cụ cắt tỉa cây cỏ hiện đại và uy tín. Hãy xem ngay các sản phẩm của Công ty để có trải nghiệm chăm sóc cây cảnh hiệu quả. Và thuận tiện nhé.

Share: