
Cách tính giá xây dựng biệt thự mái thái 3 tầng chi tiết nhất
Biệt thự mái thái 3 tầng xây hết bao nhiêu tiền là thắc mắc chung. Của nhiều gia chủ khi bắt tay tìm hiểu quá trình làm nhà. Để xây được những mẫu nhà 3 tầng mái thái. Cứng tầm với khoản kinh phí phải bỏ ra cũng là một dấu hỏi lớn.
Vậy chi phí xây nhà bao gồm những hạng mục nào và tốn bao nhiêu tiền. Biệt thự 3 tầng mái thái trông như thế nào? Hãy cùng Sài Gòn Tân Tiến tham khảo bài viết sau đây nhé!

Cách tính chi phí xây nhà biệt thự mái thái 3 tầng chính xác nhất
Để tính toán được tổng chi phí xây dựng bất kỳ căn nhà nào. Trước hết cần tính được toàn bộ diện tích xây dựng.
Tổng chi phí xây nhà = Diện tích xây dựng x Đơn giá xây dựng/m2
Diện tích xây biệt thự đẹp 3 tầng mái thái bao gồm:
- Phần diện tích sàn của toàn bộ số tầng trong nhà.
- Phần còn lại là những phần như mái nhà, móng nhà, sân vườn,…
Giả sử, cần tính giá xây mẫu nhà 3 tầng 100m2 mái thái. Như vậy, phương pháp tính diện tích cụ thể có:
- Móng: 100 x 30% = 30 m2
- Tầng trệt: 100 x 100% = 100 m2
- Tầng lầu 1: 100 x 100% = 100 m2
- Tầng lầu 2: 100 x 100% = 100 m2
- Mái bê tông cốt thép: 100 x 50% = 50 m2
- Sân thượng: 100 x 50% = 50 m2
==> Tổng diện tích xây dựng: 430 m2
Tham khảo thêm: 99+ các mẫu biệt thự vườn mái thái đẹp tiện nghi từ thành thị tới nông thôn

Đơn giá thiết kế và thi công biệt thự 3 tầng 100m2theo mét vuông. Đơn cử theo phong cách hiện đại, bao gồm các hạng mục:
Đơn giá thiết kế: Thiết kế trọn gói hết 93,000,000VNĐ và thiết kế sân vườn có giá 10,000,000VNĐ
Đơn giá thi công:
- Đơn giá xây thô và nhân công hoàn thiện: 2,500,000VNĐ ~ 2,800,000VNĐ/m2
- Đơn giá phần hoàn thiện: 1,466,000VNĐ ~ 1,530,000VNĐ/m2
- Đơn giá phần nội thất: 1,400,000VNĐ ~ 1,750,000VNĐ/m2
>>> Với ví dụ trên ta có tổng chi phí xây nhà = diện tích x đơn giá theo mét vuông. Tổng cộng quý gia chủ cần dự toán tối thiểu 2,413,000,000VNĐ ~ 2,713,000,000VNĐ. Để trả lời cho câu hỏi xây biệt thự mái thái 3 tầng hết bao nhiêu tiền.
Lưu ý: Đơn giá tham khảo trên:
- Chưa bao gồm thuế VAT.
- Chưa xử lý nền móng, lắng mạch nước ngầm.
- Chi phí hoàn thiện và nội thất chỉ mang tính tham khảo. Đơn giá chính xác sẽ phụ thuộc vào chủng loại vật tư hoàn thiện.

Các yếu tố ảnh hưởng tới giá xây biệt thự 3 tầng mái thái đẹp
Yếu tố vị trí xây dựng
Mẫu thiết kế nhà biệt thự ba tầng mái thái xây hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc. Vào vị trí xây dựng ở đâu, khu vực nào. Bởi lẽ mỗi địa phương. Sẽ có những đặc thù riêng ảnh hưởng đến chi phí đầu tư.
- Xây nhà mái thái ở thành phố sẽ tốn nhiều hơn so với vùng nông thôn. Do giá cả vật liệu, nhân công, tiền vận chuyển.
- Đổ móng, đóng cọc trên nền đất yếu yêu cầu chi phí cao hơn. So với địa hình đất bằng phẳng, rắn chắc sau khi tính giá cả phát sinh ở công tác gia cố móng.
Vì vậy cần xác định vị trí và địa điểm thích hợp để xây bản thiết kế nhà đẹp. 3 tầng mái thái phục vụ sinh sống và làm việc lâu dài.

Yếu tố thời điểm thi công
Chi phí xây nhà 3 tầng đẹp mái thái phụ thuộc vào thời điểm thi công. Việc lựa chọn được thời điểm xây dựng thuận lợi giúp nhà thầu nắm được phương án thi công. Giảm tối thiểu chi phí phát sinh, tiết kiệm tiền cho chủ đầu tư.
- Xây nhà mái thái 3 tầng khi mùa khô tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình khởi công. Theo đó giá nguyên vật liệu cũng tăng do nhu cầu tăng.
- Nếu xây mùa mưa, giá thành có thể sẽ giảm. Nhưng có thể làm gián đoạn công trình. Mất nhiều thời gian thi công, chi phí nhân công phát sinh.
- Thông thường tháng đẹp nhất để xây nhà rơi vào giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 12. Để gia đình có thể chuyển vào tân gia dịp Tết Nguyên đán.
Do đó, trước khi xây dựng, gia đình cần có kế hoạch. Dự trù kinh phí cũng như có lựa chọn thời điểm xây dựng phù hợp.

Yếu tố phong cách chủ đạo
Giá xây biệt thự 3 tầng mái thái hết bao nhiêu tiền sẽ bị ảnh hưởng bởi phong cách kiến trúc xây dựng. Chủ nhà muốn tính được chính xác giá xây nhà hết bao nhiêu tiền cần chú ý lựa chọn được phong cách thiết kế phù hợp ngay từ đầu.
- Lựa chọn phong cách cổ điển, tân cổ điển hay hiện đại sẽ đòi hỏi về nguyên vật liệu, đồ nội thất, cách tạo hình đường nét đơn giản hay phức tạp khác nhau.
- Chẳng hạn nhà mái thái ba tầng phong cách cổ điển thường yêu cầu những chi tiết hoa văn tỉ mỉ, sắc xảo hơn, do đó việc đầu tư về nhân công và vật liệu xây dựng sẽ có chi phí cao hơn so với phong cách hiện đại.

Yếu tố vật tư
Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để ảnh hưởng đến chi phí xây nhà kiểu mái thái 3 tầng.Vật liệu xây nhà bao gồm: vật liệu thô và vật liệu hoàn thiện.
- Vật liệu thô: bao gồm xi măng, gạch, cát, sắt, thép,…mức giá dao động đối với vật liệu thô trong khoảng từ 3,000,000VNĐ – 3,500,000VNĐ/m2.
- Vật liệu hoàn thiện: Tùy vào sở thích của mỗi gia đình mà gia chủ sẽ lực chọn các vật liệu hoàn thiện công trình phù hợp như gỗ, kính, cửa nhôm, đá ốp… Ngôi nhà càng yêu cầu cao về tính thẩm mỹ thì chi phí vật liệu hoàn thiện bỏ ra sẽ nhiều hơn so với nhà có cấu trúc đơn giản thông thường.
Tham khảo thêm: Báo giá vật liệu xây dựng nhà biệt thự sinh thái tân cổ điển

Yếu tố bố trí công năng
Việc bố trí công năng sử dụng trong biệt thự 3 tầng phong cách mái thái cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí.
- Không gian nhà cần nhiều công năng thì chi phí đầu tư càng cao. Vì vậy, tùy theo từng không gian mà gia chủ nên cân nhắc sắp xếp và bố trí nội thất bên trong cho phù hợp.
- Chú ý dự tính kinh phí từng phần cơ cấu (bao gồm diện tích tổng thể và diện tích từng khu vực) trong thiết kế đầy đủ và hợp lý để đảm bảo hạn chế sai sót khi thi công, công trình được thiết kế đúng với bản vẽ.

Yếu tố kiểu mái
Kiểu mái, chất liệu ngói, diện tích mái, độ đua mái,… đều có ảnh hưởng trực tiếp đến cách tính giá xây nhà mái thái 3 tầng đẹp, bởi nó nằm trong công thức tính tổng diện tích xây dựng nhà.
- Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại vật liệu dùng để làm mái, mỗi kiểu mái sẽ có chi phí khác nhau, chẳng hạn như: mái ngói, mái bê tông, mái tôn.
- Trong đó, giá mái thái bao gồm các hạng mục: chi phí khung kèo thép, chi phí ngói lợp và chi phí nhân công (40,000 – 50,000 đồng/m2 với ngói 10 viên/m2; 45,000 – 55,000 đồng/m2 với ngói 22 viên/m2).
Tư vấn xây mẫu nhà biệt thự 3 tầng mái thái tiết kiệm chi phí
Để biết chính xác giá xây dựng nhà biệt thự ba tầng đẹp mái thái hết bao nhiêu tiền, thực tế cần phải lập ra bảng dự toán kinh phí chi tiết sau khi có bản vẽ kết cấu kiến trúc và hệ thống điện nước. Sau đó, mới có được bảng dự toán chi phí chính xác được.
Để tiết kiệm chi phí mà vẫn đem lại được không gian sống phù hợp, cần phải lưu ý những điều sau:
- Hãy cùng kiến trúc sư lập ra bảng chi tiết các hạng mục cụ thể. Trong bảng, cần đưa ra khối lượng chính xác của tất cả các công việc, hạng mục từ khởi công cho đến khi hoàn tất công trình.
- Có bảng kinh phí về vật tư xây dựng chính xác theo giá trên thị trường, từ đó mới có thể tính toán chính xác kinh phí cụ thể.
- Bảng tổng hợp kinh phí dự toán rất cần thiết, ghi rõ chi phí vật liệu, nhân công và các chi phí khi xây dựng khác. Đây là kết quả dự toán cuối cùng có độ chính xác cao.
- Khi lên ngân sách xây nhà bạn đừng quên dự trù một khoản dùng trả cho bản thiết kế và mua sắm nội thất cũng như đồ đạc trong nhà.
- Cần chú ý việc mua sắm cần lên kế hoạch cụ thể, tùy thuộc vào phong cách, điều kiện ngân sách để mua đồ nội thất phù hợp.
Tham khảo thêm: Thiết kế nội thất biệt thự tân cổ điển tiện nghi và đẳng cấp

Gợi ý những mẫu biệt thự mái thái 3 tầng đẹp xứng tầm giá cả
Thiết kế biệt thự ba tầng mái thái đa dạng phong cách
Thiết kế biệt thự ba tầng mái thái kiểu Pháp
Kiến trúc nhà phố giả biệt thự luôn là sự lựa chọn phù hợp cho những khách hàng yêu thích xây dựng biệt thự song không có được mảnh đất rộng. Sức hút của mẫu thiết kế toát lên ở phong cách tân cổ điển thanh lịch, với mặt tiền được trang trí cầu kỳ, ấn tượng, sử dụng gam màu sáng tạo sự sang trọng, không trùng lặp.

Thiết kế biệt thự ba tầng mái thái đẹp hiện đại đơn giản
Bản thiết kế theo phong cách biệt thự nhà phố với lối kiến trúc hiện đại, đường nét khá phóng khoáng nhưng lại hoàn toàn không đơn điệu tạo cảm giác ngôi nhà khỏe khoắn.
Thiết kế biệt thự ba tầng mái thái phong cách Hàn Quốc
Kiến trúc sư đã khéo léo sử dụng các mảng cửa sổ kính lớn kết hợp với các thanh gỗ khiến không gian rộng và bớt tù túng hơn rất nhiều.

Thiết kế biệt thự ba tầng mái thái phong cách Bắc Âu
Thiết kế kiến trúc biệt thự theo phong cách Scandinavian sẽ tạo cảm quan rộng rãi, sáng sủa cho không gian và gia tăng sự tương phản của ánh sáng trong không gian nội ngoại thất quanh nhà.

Thiết kế biệt thự ba tầng mái thái phong cách châu Âu hiện đại
Nhà 3 tầng phong cách châu Âu hiện đại chứa đựng dấu ấn văn hoá, vẻ đẹp trường tồn với thời gian nhưng không hề bị lỗi thời.

Thiết kế biệt thự ba tầng mái thái kiểu tối giản
Công trình đạt được sự giao hoà mượt mà giữa không gian và thiên nhiên, kết hợp nhuần nhuyễn khuynh hướng nhà hiện đại với giá trị văn hoá truyền thống.

Mẫu biệt thự nhà phố mái thái 3 tầng đủ diện tích
Mẫu biệt thự nhà phố mái thái 3 tầng mặt tiền 10m
Không gian khối kiến trúc giao nhau ở 2 góc đường được thiết kế theo hướng mở rộng ra ngoài, tiếp xúc nhiều với thiên nhiên.

Mẫu biệt thự nhà phố mái thái 3 tầng 8x12m
Sơn ngoại thất màu trắng trang nhã, tạo độ tương phản tốt với màu trầm mái nhà và khung gỗ. Mái thái dáng chữ thập, thiết kế đồng bộ về màu sắc và hoạ tiết với mái che cửa sổ.

Mẫu biệt thự nhà phố mái thái 3 tầng 9x13m
Mẫu thiết kế nhà 2 mặt tiền không bị chắn mặt hẹp sâu như nhà phố 1 mặt tiền, khai thác triệt để yếu tố gió và ánh sáng.

Mẫu biệt thự nhà phố mái thái 3 tầng 7x20m
Các mặt nhà hạn chế bị dính tường, tạo điều kiện cho chủ nhà khoe khéo các đường nét kiến trúc ấn tượng trong nhà.

Mẫu biệt thự nhà phố mái thái 3 tầng 10x20m
Màu đá ốp tường, ốp bệ, màu mái,… thiên về tông trầm, mô phỏng yếu tố Thổ, Kim nuôi dưỡng cây, tăng sinh khí.

Mẫu biệt thự nhà phố mái thái 3 tầng 16mx8m
Hình khối kiến trúc của ngôi biệt thự được thiết kế theo phong cách hiện đại vì thế rất vuông vắn và vững chãi. Những bức tường lớn màu trắng sứ chạy dọc từ mái xuống móng.

Nhà biệt thự vườn mái thái 3 tầng nhiều tiện ích
Nhà biệt thự vườn mái thái 3 tầng có gara
Các chi tiết hình vòm bán nguyệt là đặc trưng nổi bật được sử dụng trong các cửa sổ, vòm cuốn, mái sảnh… khiến bề mặt ngoại thất của công trình trở nên cao, rộng hơn.

Nhà biệt thự vườn mái thái 3 tầng thiết kế giếng trời
Những thức cột châu Âu cổ thường được trang trí nhiều hoa văn, đặc biệt là loại hình phiến thảo hình xoắn ốc đầy đặn, tinh tế, có chân đế với những hình cuộn sóng, hoa lá.

Nhà biệt thự vườn mái thái 3 tầng xây thêm tầng tum
Căn nhà nổi bật với phong cách tân cổ điển cùng hệ mái thái mô phỏng mái chóp nhọn châu Âu độc đáo mang lại nét đẹp vừa cổ xưa vừa hiện đại.

Nhà biệt thự vườn mái thái 3 tầng song lập có sân vườn bề thế
Căn biệt thự song lập mang đến không gian sống đẹp, độc đáo và đẳng cấp. Không chỉ điểm tô bằng những màu sắc cơ bản của sơn và vật liệu, căn nhà còn nổi bật nhờ nét xanh của hệ thống sân vườn cây xanh bao quanh.

Nhà biệt thự vườn mái thái 3 tầng 4 phòng ngủ
Các công trình tân cổ điển thường được thiết kế hình khối vuông vắn, cân đối thể hiện được sự uy nghiêm đồ sộ.

Nhà biệt thự vườn mái thái 3 tầng 5 phòng ngủ
Sở hữu ba mặt tiền nên không gian căn nhà thoáng đãng, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và gió trời.

Bản thiết kế biệt thự đẹp mái thái 3 tầng theo hình dáng
Bản thiết kế biệt thự vuông mái thái 3 tầng kết hợp nghỉ dưỡng
Biệt thự vuông 3 tầng cổ điển với sự chuẩn chỉnh trong từng chi tiết, đường nét thiết kế đẹp đem lại đẳng cấp và sự sang trọng cho gia chủ.

Bản thiết kế biệt thự nhà chữ L mái thái 3 tầng có hầm nổi để xe
Hầm để xe được thiết kế cạnh cổng tiền sảnh tầng 1, nằm sâu trong nhà, đảm bảo an ninh tuyệt đối. Thiết kế mái che cửa sổ, che cửa ra vào tầng 1 là mái thái chóp nhọn xen mái hình thang, gợi nhớ tới kiến trúc mái nhà uốn lượn ở châu Âu.

Bản thiết kế biệt thự nhà chữ nhật mái thái 3 tầng trên đất bị xéo
Thế đất chéo thường được các kiến trúc sư quy các góc cạnh. Về thành một hình vuông chính để lên phương án xây nhà. Các cạnh vát, chéo góc thừa thãi được tận dụng để làm sân vườn. Trồng cây và chỗ đỗ xe ô tô vô cùng đa năng.

Bản thiết kế biệt thự nhà ống mái thái 3 tầng
Khối nhà chính nhô ra so với các chái nhà phụ, gạch ốp tường là gạch có tráng men, hoa văn uốn lượn đối xứng. Bổ trợ cho gờ rãnh trên thức cột La Mã trụ tròn trước mặt tiền.

Biệt thự nhà đẹp 3 tầng mái thái từng phân khúc giá
Biệt thự nhà đẹp 3 tầng mái thái giá rẻ trên dưới 2 tỷ
Nhà phố mái thái xây dựng ở nơi đông người qua lại, phối thêm một vài đường nét kiến trúc. Cách tân sẽ làm tổng thể công trình ấn tượng hơn.

Biệt thự nhà đẹp 3 tầng mái thái giá rẻ trên dưới 3 tỷ
Cổng chính phủ sơn tĩnh điện xanh đen, pha trộn hoạ tiết lá ô rô thanh thoát bề mặt. Với hệ chóp nhọn sắc sảo trên đỉnh. Đá ốp chân tường là đá tự nhiên, chống bám tốt, dễ vệ sinh.

Biệt thự nhà đẹp 3 tầng mái thái dưới 5 tỷ
Nhìn từ bên ngoài có thể thấy ban công sảnh chính được bố trí 2 cột trụ lớn. Đỡ lấy phần mái giúp ngôi nhà thêm phần chắc chắn. Các trụ cột được trang trí phào chỉ, phù điêu ở 2 đầu. Mang lại nét cổ điển đặc trưng của phong cách châu Âu.

Biệt thự nhà đẹp 3 tầng mái thái 5 tỷ – 7 tỷ
Toàn bộ các hệ cột, ban công, các cụm phào chỉ, họa tiết đều được sơn màu trắng giúp ngôi nhà trở nên thanh thoát.
Tham khảo thêm: Các mẫu biệt thự mái thái phong cách châu Âu sang trọng, thượng lưu

Biệt thự nhà đẹp 3 tầng mái thái >7 tỷ
Thiết kế biệt thự kiểu Pháp đều dựa vào các chi tiết trang trí phù điêu, hoa văn mang đậm bản chất văn hóa Pháp.

Biệt thự nhà đẹp 3 tầng mái thái dưới 10 tỷ
Để tăng thêm sự tinh tế cho tổng thể khối mái thái. kiến trúc sư đã thiết kế thêm các cửa sổ trên mái. Vừa tạo thẩm mỹ, vừa giúp không gian tầng áp mái luôn sạch sẽ và thoáng khí.

Biệt thự nhà đẹp 3 tầng mái thái xấp xỉ 10 tỷ
Tông màu chủ đạo của biệt thự 3 tầng tân cổ điển là màu trắng kết hợp cùng xanh, đen, ghi, vàng. Tạo nên điểm nhấn ấn tượng đặc biệt. Cách kết hợp này khiến tổng thể công trình kiến trúc trở nên khỏe khoắn, mới lạ.

Tham khảo thêm: Chi phí thiết kế biệt thự 3 tầng mái nhật, mái thái, mái bằng là bao nhiêu?
Bài viết trên đây đã điểm qua một số mẫu nhà biệt thự mái thái 3 tầng tuyệt đẹp. Đa dạng về phong cách và kiểu dáng, cũng như trả lời cho câu hỏi. Cách tính giá xây biệt thự 3 tầng mái thái đẹp hết bao nhiêu. Quý độc giả còn những thắc mắc về giá cả vật tư tại thời điểm hiện tại. Cũng như báo giá thiết kế thi công nhà đẹp hoàn thiện xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ website chính thức tại đây.

Cách bố trí nền thép cho sàn nhà
Có nên bố trí 2 lớp thép sàn xuyên suốt hay 1 lớp sàn và 1 lớp thép mũ? Chúng tôi sẽ giúp Chủ đầu tư trả lời câu hỏi này bằng hình ảnh và hiểu đơn giản qua cách vận hành của tải trọng nhà, thép sàn, bê tông sàn không cần kiến thức chuyên môn quá sâu về kết cấu cũng có thể hiểu được, có thêm kinh nghiệm thi công ngôi nhà của mình sau này. Trước tiên chủ đầu tư cần hình dung sự khác biệt về cách bố trí của thép sàn 2 lớp xuyên suốt và thép sàn 1 lớp với lớp thép mũ ở trên.
Phân biệt sắt sàn 2 lớp xuyên suốt và sắt sàn 1 lớp với lớp sắt mũ ở trên bằng hình ảnh thi công và bản vẽ thiết kế.
Thép sàn 2 lớp bố trí xuyên suốt theo bề ngang và dọc nhà với thép lớp dưới và thép lớp trên, mật độ thép khu vực giữa sàn sẽ dày hơn, hình thức thi công thép sàn 2 lớp sẽ cao hơn gói tiêu chuẩn. Còn đối với thép sàn 1 lớp và thép mũ ở trên là hình thức thi công tiêu chuẩn phổ biến nhất hiện nay cho nhà phố, khu vực giữa sàn chỉ có 1 lớp thép phía dưới và lớp thép mũ phía trên bao quanh bề ngang và dọc nhà.


Công dụng của bố trí thép sàn và mối quan hệ giữa tải trọng, bê tông, thép sàn.
Thép sàn có tác dụng chịu lực, chịu momen khi tải trọng truyền xuống bề mặt sàn. Kết cấu bê tông có thể chịu ứng suất nén rất hiệu quả nhưng nó không thể chịu ứng suất kéo. Vì vậy, cốt thép được trao cho bê tông nơi kết cấu chịu tải trọng căng.
Biểu đồ bố trí momen thép sàn với Ô sàn rộng 5m dài 5,5m.
Nhìn vào hình ảnh trên chủ đầu tư có thể hình dung đơn giản. Khi tải trọng tác động xuống bề mặt sàn, gây ra momen căng thớ dưới vị trí giữa nhịp, căng thớ trên ở vị trí gối. Thép lớp dưới ở vị trí giữa nhịp chịu momen căng thớ dưới. Ở vị trí gối có cả momen âm dương tác động lúc này thép. Lớp dưới và thép mũ trên sẽ hoạt động cùng nhau để chịu momen. Chủ đầu tư hiểu đơn giản thép lớp dưới chịu momen dương võng xuống. Và thép lớp trên chịu momen âm. Đối với vị trí giữa nhịp nếu đi 2 lớp thép xuyên suốt thì thép lớp trên đóng vai trò như thép lớp dưới chịu momen âm mà thôi.
Kết quả tính momen của một sàn nhà phố.
Dựa trên phần mềm ETabs ta có thể nhìn rõ sự thay đổi của momen trên bề mặt sàn. Momen dương xanh lá mạ đến xanh dương nằm ở vị trí giữa nhịp. Chuyển dần sang momen âm khi về rìa của sàn. Chỉ cần thép lớp dưới ở giữa nhịp là có thể chịu được momen dương. Phần gối chỉ cần thêm lớp thép mũ phía trên chịu được momen âm là đảm bảo được tính kiên cố của sàn bê tông.
Kỹ thuật thi công của Chúng tôi đều dựa trên cơ sở tính toán. Chính vì lí do trên thi công thép sàn 1 lớp và lớp thép mũ. Đã đủ đảm bảo chất lượng thi công sàn về lâu dài. Thi công thêm thép sàn 2 lớp xuyên suốt góp phần gia tăng chịu lực. Không đáng kể cho vị trị giữa nhịp tuy nhiên nhược điểm sẽ tăng tải trọng chính bê tông truyền xuống móng. Vì hàm lượng thép nhiều hơn và chi phí thi công cao hơn.
Chi phí thi công thép sàn 2 lớp.
Khối lượng thép sàn 2 lớp xuyên suốt. Sẽ cao hơn 1.5 lần với thép sàn lớp dưới và thép mũ. Diện tích sàn càng lớn thì khối lượng thép sàn càng tăng. Và chi phí thi công cũng sẽ cao hơn. Khi thi công thép sàn 2 lớp xuyên suốt. Sẽ phát sinh chi phí vật tư thép và cả nhân công. Cơ sở tính chính xác theo thiết kế và khối lượng thực tế báo giá trước khi thi công. Để chủ đầu tư dự trù kinh phí.

Sau bài viết này Chúng tôi Chỉ muốn chứng minh rằng. Thép lớp dưới và thép mũ đã đủ điều kiện đảm bảo chất lượng cho ngôi nhà. Hình thức thi công này không sai và đã có tính toán còn nếu chủ đầu tư có thêm kinh phí. Có thể bố trí 2 lớp nhưng nhiều trường hợp là không cần thiết. Nếu chủ đầu tư có bất kì thắc mắc nào về quá trình thi công ngôi nhà có thể liên hệ với Chúng tôi. Theo thông tin bên dưới hoặc qua fanpage Chúng tôi construction nhé.

Kinh nghiệm thiết kế hệ thống điện trong nhà
Thiết kế hệ thống điện trong nhà ảnh hưởng. Đến quá trình sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Kỹ sư điện chia sẻ một số kinh nghiệm thiết kế. Hệ thống điện để chủ đầu tư chú ý khi kiểm tra hồ sơ thiết kế điện trong phần m&e. Để xem có phù hợp với gia đình mình hay không và có phương án sửa đổi kịp thời. Trước khi ngôi nhà đã hoàn thành, tránh đục đẽo tường về sau này.
Bỏ qua những kiến thức chuyên sâu về ngành điện chủ đầu tư có thể dễ dàng. Đọc được bản vẽ thông qua hình ảnh, kí hiệu có trong hồ sơ.

Lưu ý về thiết kế hệ thống điện sinh hoạt.
Công suất các lộ điện là công việc quan trọng nhất và phải làm kĩ từ đầu. Các chủ đầu tư nên tham khảo công suất các thiết bị điện dự kiến sử dụng trong nhà. Trao đổi với KTS để có tính toán sao cho phù hợp đặc biệt là nhà có thang máy gia đình.
Thiết kế thừa còn hơn là thiếu. Thừa công suất, thừa vị trí, thừa ổ cắm còn hơn là sau này. Phải đục tường kéo dây, vừa mất thẩm mĩ vừa không an toàn. Nên dự kiến các nhu cầu tương lai để thiết kế hệ thống điện. Tất nhiên phải cân bằng với kinh phí nữa nhé.
Một số đường điện dễ bị lãng quên khi thiết kế. Chủ yếu là do nhu cầu phát sinh sau khi đã về ở được một thời gian:
- Đường điện ban công, sân thượng phục vụ hệ thống tưới và chiếu sáng cho vườn rau, cây cảnh.
- Đường điện sẵn cho bàn cầu điện tử và đèn sưởi hồng ngoại trong phòng tắm.
- Đường điện cho máy rửa bát, máy lọc nước ở bếp.
- Đường điện và đường nước cho bình nóng lạnh phục vụ chậu rửa bát.
Lưu ý về dây điện và ổ cắm:
- Để đảm bảo an toàn và tiện nghi cho hệ thống điện trong nhà. Đặc biệt là với những gia đình thích tụ tập hoặc sử dụng nhiều thiết bị điện, cần lưu ý những điểm sau:
- Tăng tiết diện dây điện: Đối với phòng khách và phòng ăn. Nên tăng tiết diện dây điện từ 2.5 lên 4.0. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc, tránh quá tải và cháy nổ.
- Tách riêng đường điện bếp từ: Bếp từ có công suất lớn (trên 3000W). Cần được cấp điện bằng dây có tiết diện 4.0 và tách biệt với các thiết bị khác trong bếp. Để tránh quá tải khi sử dụng đồng thời nhiều thiết bị.
- Thiết kế vị trí ổ cắm:
- Phòng khách: Thiết kế ổ cắm và cáp tín hiệu cho TV, dàn âm thanh sao cho gọn gàng. Không bị lộ dây ra ngoài.
- Phòng bếp: Tính toán vị trí và độ cao ổ cắm phù hợp cho từng thiết bị. Như bếp từ, tủ lạnh, lò vi sóng, máy lọc nước, máy rửa bát, máy xay sinh tố…. Đảm bảo đủ số lượng ổ cắm cho tất cả các thiết bị.
- Điện dự phòng cho tủ lạnh (chung cư): Nếu ở chung cư. Nên đấu nối tủ lạnh với nguồn điện dự phòng của tòa nhà (nếu được phép). Để tránh hư hỏng thực phẩm khi mất điện.
- Vị trí công tắc điện: Nên bố trí công tắc điện ngược chiều. Với hướng mở cửa để thuận tiện sử dụng.
Vật tư điện Sài Gòn Tân Tiến cung cấp cho gói xây nhà đạt chất lượng tốt nhất. Nhằm đảm bảo an toàn cho quá trình sinh hoạt.
- Các ổ cắm ngoài trời và trong nhà vệ sinh phải là loại phù hợp. Với điều kiện ngoài trời (có nắp đậy, chống nước…)
- Các ổ cắm nên chọn loại an toàn, tránh trẻ nhỏ chọc ngoáy sau này. Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ thì mua thêm mấy cái nút chặn ổ cắm nữa cho an toàn vị trí cần phải cao vượt tầm của trẻ từ 1m5 đến 1m6.
- Nên dùng ổ cắm 3 chấu và có nối đất chống giật. Các thiết bị điện sẽ không bị rò điện, an toàn hơn và. Về sau sẽ không cần phải mua đầu chuyển tốn kém thêm chi phí.
Lưu ý về hệ thống chiếu sáng:
- Với hệ thống chiếu sáng cũng nên tính toán xem cường độ chiếu sáng đã đủ chưa, thường kiến trúc sư Chúng tôi sẽ bố trí dựa trên kinh nghiệm và công thức tính độ sáng lux. Nếu được thì nên có 2 loại ánh sáng: trực tiếp (đèn rọi downlight) và gián tiếp (đèn hắt âm trần trong trần thạch cao) với hai màu khác nhau (ví dụ vàng và trắng) để thay đổi cảm giác.
- Nên có đèn cảm ứng ở các vị trí như cửa ra vào, cầu thang… để tránh phải mò mẫm trong bóng tối. Chú ý các công tắc đảo chiều cho đèn ở cầu thang, hành lang, phòng ngủ. Bạn sẽ không vui chút nào khi đêm nào cũng phải chạy từ giường ngủ ra cửa phòng để tắt điện. Hay phải chạy từ tầng lửng xuống trệt để tắt đèn trần.
- Nên lựa chọn đèn LED vì dù chi phí đầu tư ban đầu đắt hơn, nhưng tiết kiệm điện hơn rất nhiều, và tuổi thọ sản phẩm lâu hơn hẳn so với đèn thông thường.
- Đèn sân thượng cũng phải lựa chọn chống nước để tránh xảy ra sự cố do mựa tạt…
- Với đèn rọi downlight, lưu ý phải chọn loại đèn có tán xạ. Nhiều nhà chủ đầu tư không để ý điều này nên lắp toàn đèn LED siêu sáng không có tán xạ. Ở trong nhà mà không dám ngửa mặt lên vì bị chói mắt, nhất là trong phòng ngủ. Đây là hạn chế khi chủ đầu tư phải tự mua vật tư hoàn thiện khi không xây nhà trọn gói.
Lưu ý về lắp đặt và thi công hệ thống điện.
- Tuân thủ 1 nguyên tắc nhất quán khi chạy đường điện: từ trên trần xuống, vuông góc với ổ cắm, để sau này khi khoan đục còn dễ căn chỉnh
- Các đường điện chạy trên trần cũng nên có ruột gà và gắn vào trần, tránh vứt dây điện lằng nhằng trên trần thạch cao, dễ dẫn tới chập cháy hoặc chuột gặm sau này.
- Các đường điện âm tường phải sử dụng ống nhựa để dễ thay thế.
- Các đường điện phải được thể hiện ngay ngắn, rõ ràng và có chú thích đàng hoàng trong tủ điện tổng.
- Nhất thiết phải yêu cầu nhà thầu có bản vẽ hoàn công về sơ đồ hệ thống điện (cũng như các hệ thống khác như nước, điều hoà…) để sau này còn tham khảo khi sửa chữa. Chúng tôi sẽ cung cấp biên bản này cho chủ đầu tư để hoàn công nhà và làm việc với thanh tra.
Một trong những cách thi công hệ thống điện an toàn là sử dụng lưới mắt cáo. Lưới mắt cáo hay là lưới tô tường dùng để đóng tường những nơi đi đường điện, cầu thang, hay đường cong, góc vuông, chống thấm, chống nứt tường, giúp tạo sự gắn kết các bề mặt vật liệu có kết cấu khác nhau. Tránh hiện tượng nứt tường sau khi xây dựng xong đảm bảo chất lượng ngôi nhà về lâu dài.
Chúng tôi luôn cải tiến chất lượng thi công để ngôi nhà đạt chất lượng tốt nhất, nếu bạn thấy thông tin này hữu ích hãy chia sẻ cho những người xung quanh nhé.